Ở nhiều nơi con người đã quá quen với cuộc sống thiếu ánh điện và các tiện nghi sử dụng điện. Báo cáo năm 2011 của Ngân hàng Thế giới cho thấy nguồn năng lượng chính là sinh khối – với những bếp nhỏ đốt củi hoặc than, cấp nhiệt sưởi ấm, nấu ăn, đun nước và các hoạt động thường ngày khác.
Tại nhiều nước đang phát triển, việc thu gom củi đem bán là một trong những ngành nghề chính tạo việc làm. Ví dụ như ngành sản xuất than củi tại vùng phụ Sahara Châu Phi dự kiến sẽ thu hút 12 triệu người làm việc vào năm 2030.
Nhưng lòng tin vào bếp củi đang giảm mạnh. Những chiếc bếp cổ điển rẻ tiền tại các gia đình nông thôn Châu Phi và các nơi khác có hiệu quả không cao mà còn tạo ra nhiều khói chứa muội than đen, chứa những thành phần nhỏ không cháy hết. Các lò sưởi cũng vậy, chúng tạo ra nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho những người hít phải thứ khói đó.
Nghiêm trọng hơn, muội than đen đi vào bầu không khí tại đó chúng gia tăng mức độ nguy hại hơn nhiều so với hiện tượng sản sinh điôxit cácbon. Muội than đen là yếu tố làm tăng đáng kể hiệu ứng nhà kính đang làm biến đổi khí hậu trái đất của chúng ta.
Christopher Cappa, giáo sư thiết kế dân dụng và môi trường tại Đại học California Davis giải thích: “Muội than đen hấp thụ ánh sáng mặt trời mạnh hơn rất nhiều so với bất kỳ dạng ô nhiễm nào khác”.
Để biết thêm về các công nghệ đang phát triển về nấu ăn và các số liệu phân tích, xin mời xem link:
http://news.discovery.com/human/clean-cookstoves-could-slow-climate-change-151118.htm
(Bài viết trích từ website của Liên minh Bếp sạch Toàn cầu)