THÔNG TIN NÓNG

BỐN NGHIÊN CỨU MỚI ĐO LƯỜNG CÁC LỢI ÍCH CHO TIM PHỔI CỦA NẤU ĂN SẠCH

Ngày 5 Tháng 3, 2016
 24 Tháng 2 2016 Tin tức Liên minh

http://cleancookstoves.org/images/data/IMAGE/photo/000/000/382-1.JPG

Romana Manpreet

 

Liên minh Bếp sạch Toàn cầu, hợp tác với Viện Sức khỏe Cộng đồng, vừa thông báo hỗ trợ bốn nghiên cứu mới đo lường tác động của nấu ăn sạch đến các bệnh không lây (NCD). Các nghiên cứu, được tiến hành tại Ấn Độ, Nepal, Ghana, và Peru trong hai năm tới, sẽ đánh giá sự lựa chọn bếp và nhiên liệu sạch có thể ngăn chặn các bệnh hô tấp và tim mạch mãn tính như thế nào.

Do các bệnh không lây ngày càng nổi lên thành nguy cơ hàng đầu với sức khỏe toàn cầu, điều quan trọng là phải hiểu các yếu tố rủi ro hàng đầu làm phát triển những bệnh này, những nhóm dân cư chúng ảnh hưởng đến, và những hành động can thiệp nào có thể hiệu quả nhất để hạn chế những rủi ro này. Gần 3 triệu người phải tiếp xúc trực tiếp với những mật độ ô nhiễm khí trong nhà cao (HAP) từ việc sử dụng bếp củi thô sơ và bếp đun truyền thống. Kết quả là, HAP là yếu tố rủi ro hàng đầu gây các bệnh không lây tại các nước đang phát triển – và dĩ nhiên là rủi ro hàng đầu với phụ nữ, những người sức khỏe hiếm khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro hàng đầu khác (hút thuốc, uống rượu, ăn kiêng, và không vận động thể chất) tại các nước đang phát triển.

Bà Radha Muthiah, CEO của Liên minh Bếp sạch Toàn cầu nói: “Sự phải tiếp xúc trực tiếp với ô nhiễm không khí trong nhà giết hàng triệu người tại các nước đang phát triển hàng năm. Đây là yếu tố rủi ro hàng đầu với phụ nữ tại các nước đang phát triển, và chúng tôi vui mừng được đóng một vai trò giúp thế giới hiểu sự cần thiết của những giải pháp hiệu quả như nấu ăn sạch nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng”

Trong khi không còn nghi ngờ rằng đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng chính yếu, chúng ta cần nghiên cứu thêm để hiểu việc chuyển sang nấu ăn sạch có thể giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp với rủi ro này và cải thiện các chỉ số sức khỏe. Liên minh và Viện Sức khỏe Cộng đồng đang làm việc để củng cố cơ sở bằng chứng chứng minh tốt hơn cách nấu ăn sạch có thể cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Các nghiên cứu về các bệnh không lây sẽ kiểm tra các tác động của một vài loại bếp và nhiên liệu sạch và đo lường tác động giảm ô nhiễm khí trong nhà trên các chỉ số bệnh hô hấp và tim mạch. Nghiên cứu tại Ấn Độ sẽ dựa trên công việc của hai nghiên cứu chéo do Hội đồng Nghiên cứ Y khoa Ấn Độ (ICMR) tài trợ nhằm đo lường mối quan hệ giữa sự tiếp xúc trực tiếp với khói trong nhà và sự phát triển hệ quả của các dấu ấn giai đoạn đầu của các bệnh tim mạch. Các nghiên cứu tại Ghana và Peru sẽ cùng đo lường những ảnh hưởng của sự tiếp xúc trực tiếp với ô nhiễm không khí trong nhà đến các chức năng phổi và triệu chứng hô hấp ở người trưởng thành. Nghiên cứu cuối cùng, diễn ra tại Nepal, sẽ tập trung vào ô nhiễm trong nhà từ các nguồn nấu ăn, sưởi ấm, và thắp sáng, và mối liên kết giữa ô nhiễm khí trong nhà và bệnh tim phổi, bao gồm việc sử dụng mới lạ hệ mạch võng mạc như một chỉ số sức khỏe tim phổi.

Bà Kalpana Balakrishnan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tích cực về Ô nhiễm Không khí của ICMR tại Đại học Sri Ramachandra, Chennai và là chuyên viên nghiên cứu chính cho nghiên cứu tại Ấn Độ, nói:  “Hơn 165 triệu hộ gia đình tại Ấn Độ sử dụng bếp thô sơ hay chulhas để nấu ăn, khiến ô nhiễm khí trong nhà trở thành một trong những yếu tố rủi ro lớn và phải ngăn chặn nhất gây các bệnh không lây tại Ấn Độ. ICMR đã thiết lập các đoàn hệ đầu tiên tại Ấn Độ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng sức khỏe của ô nhiễm không khí, và nghiên cứu này là một bước đi quan trọng hướng đến việc củng cố bằng chứng để xử lý ô nhiễm không khí trong nhà trong khuôn khổ chương trình nghị sự NCD hàng năm”

Liên minh Bếp sạch Toàn cầu là một đối tác công-tư hoạt động dưới sự tài trợ của Qũy Liên hiệp quốc nhằm tìm các cách thức cứu sống con người, cải thiện cuộc sống, nâng cao năng lực phụ nữ và bảo vệ môi trường bằng cách tạo một thị trường toàn cầu thịnh vượng cho các công nghệ nấu ăn gia đình sạch và hiệu quả. Mục tiêu 100 triệu bếp vào năm 2020 của Liên minh kêu gọi 100 triệu hộ gia đình lựa chọn bếp và nhiên liệu sạch và hiệu quả hơn vào năm 2020. Liên minh đang làm việc với các đối tác công, tư nhân, và phi lợi nhuận để tăng cường sản xuất, triển khai, và sử dụng bếp và nhiên liệu sạch tại các nước đang phát triển.

(Bài viết trích từ website của Liên minh Bếp sạch Toàn cầu)