slider-bep-ga-sinh-hoc-v2 slider-bep-ga-sinh-hoc-v2

THÔNG TIN NÓNG

NGHIÊN CỨU MỚI DỰ BÁO BẾP SẠCH CÓ THỂ GIẢM 17% LƯỢNG THẢI TỪ NHIÊN LIỆU GỖ

Ngày 8 Tháng 3, 2016
 Nghiên cứu xác định những nơi bếp sạch và hiệu quả có thể mang lại những lợi ích chống lại biến đổi khí hậu  lớn nhất

Ngày 21/1/2015 (Washington, DC) – Nghiên cứu mới được đăng trên tờ Biến đổi Khí hậu Tự nhiên tuần này phân tích ảnh hưởng của thu gom và đốt gỗ đến tàn phá rừng và ô nhiễm khí nhà kính và xác định những nơi bếp sạch và hiệu quả mang lại các lợi ích khí hậu lớn nhất. Nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học Yale và Đại học Universidad Nacional Autónoma de México (UNAM) thực hiện và được Liên minh Bếp sạch Toàn cầu (Liên minh) tài trợ với hỗ trợ từ các tổ chức DFID, Malta, và Tây Ban Nha.

Bà Radha Muthiah – CEO của Liên minh nói: “Điều cấp bách là chúng ta có cơ sở bằng chứng mạnh mẽ để thông báo về công việc của chúng ta, và nghiên cứu này cung cấp những dữ liệu tiên tiến nhất về các ảnh hưởng khí hậu của đun gỗ. Những phát hiện này sẽ giúp liên minh đặt mục tiêu cho các khu vực mà công nghệ nấu ăn sạch có thể có ảnh hưởng lớn nhất, giúp tăng cường không chỉ các tác động đến khí hậu mà còn sức khỏe của hàng triệu người đang sống tại các điểm nóng.”

Các nhiên liệu gỗ truyền thống được sử dụng để nấu ăn và sưởi ấm, gồm củi và than củi, chiếm khoảng 55% thu hoạch gỗ toàn cầu, phục vụ nhu cầu năng lượng cơ bản cho gần 2.8 tỉ người. Sự thu hoạch không bền vững và sự đốt cháy không hết nhiên liệu gỗ góp phần gây ra suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, và các điều kiện sống không lành mạnh.

Lựa chọn quy mô lớn các bếp và nhiên liệu ít thải có thể giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách giảm lượng điôxít cacbon từ việc thu hoạch sinh khối không bền vững, giảm lượng thải từ các khí nhà kính tồn tại trong thời gian ngắn và các loại sol khí như mê tan, các bon monoxit, và muội than đen.

Ông Robert Bailis, Giáo sư danh dự tại Trường Nghiên cứu Lâm nghiệp & Môi trường Yale nói: “Các ước tính lịch sử về nhiên liệu gỗ truyền thống góp phần gây ra biến đổi độ phủ đất và các lượng thải cácbon điôxít antropogen đều đã không đúng. Chúng phụ thuộc vào các bằng chứng có tính giai thoại và thường bị lầm lẫn với những ảnh hưởng khác như nhu cầu đất trồng và đồng cỏ. Đánh giá này, sử dụng các phương pháp minh bạch và dữ liệu tốt nhất hiện có, cung cấp một bộ các ước tính tin cậy về các ảnh hưởng tại mọi nơi nhiên liệu gỗ được sử dụng.”

Trong khi nghiên cứu cho thấy 27-34% nhiên liệu gỗ được thu hoạch là không bền vững trên quy mô toàn cầu, có những biến số vô cùng lớn ở mức độ quốc gia và khu vực. 275 triệu người sống tại “các điểm nóng” đun nhiên liệu gỗ, được xác định là những khu vực mà khả năng không tái tạo vượt quá 50%. Con số này là gần 60% tại Nam Phi, 34% tại Châu Phi, và 6% tại Châu Mỹ La tinh. Điều đáng chú ý là Liên minh tập trung vào các nước gồm Bangladesh, Kenya, và Uganda. Ghana, Guatemala, Kenya, và Uganda vốn nằm trong số những nước có mức tiêu thụ nhiên liệu gỗ trên đầu người cao nhất. Ấn Độ và Trung Quốc có các lượng thải nhiên liệu gỗ cao nhất toàn cầu, nhưng lại có các lượng thải theo đầu người tương đối thấp. Nhiên liệu gỗ cũng góp phần chiếm 5-21% tổng lượng thải tại Nigeria.

Các kết quả sẽ cho phép những người phát triển chương trình kết hợp chính xác các mối quan tâm môi trường, bao gồm sự bền vững về nhiên liệu gỗ và các lượng bù đắp các bon tiềm năng, vào các quá trình hoạch định. Tại những nơi mà sự tàn phá môi trường là một mối quan tâm, và nơi việc thu gom củi góp phần gây ra những ảnh hưởng môi trường tiêu cực, những thông tin này có thể được sử dụng để xác định các khu vực mà việc tăng cường bếp và nhiên liệu sạch có thể đem lại những lợi ích lớn nhất cho môi trường. Các kết quả cho thấy chúng ta có thể giảm 17% lượng thải nhiên liệu gỗ toàn cầu bằng cách triển khai và sử dụng thành công 100 triệu bếp sạch và hiệu quả hơn. Với 11USD/tấn  các bon dioxit quy đổi, chúng ta có thể có lượng giảm khí thải trị giá trên 1 tỉ USD/năm.

Ông Omar Masera, Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Các hệ sinh thái tại Đại học Universidad Nacional Autónoma de México nói: “Trong khi nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ảnh hưởng toàn cầu của việc thu hoạch năng lượng sinh học truyền thống trên các lượng thải các bon dioxit thấp hơn dự tính, tổng ảnh hưởng khí hậu theo các lượng thải khí và chất ô nhiễm khác, như muội than đen, và vẫn chưa được lượng hóa”

 (Bài viết trích từ website của Liên minh Bếp sạch Toàn cầu)