slider-bep-ga-sinh-hoc-v2 slider-bep-ga-sinh-hoc-v2

THÔNG TIN NÓNG

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHIÊN LIỆU NẤU ĂN SẠCH HƠN

Ngày 13 Tháng 3, 2016
 Tác giả: Seema, Sumi Mehta – 28/08/2014 – Tin tức Liên minh

http://cleancookstoves.org/images/data/IMAGE/photo/000/000/85-1.JPG

 

Những công nghệ và nhiên liệu bếp nấu ăn đóng góp cải thiện bao nhiêu cho sức khỏe con người? Đó là vấn đề then chốt các nhà nghiên cứu đang kiểm tra diện rộng các công nghệ nấu ăn tại nhiều khu vực địa lý.

Nhằm khắc phục tình trạng 4 triệu người chết do ô nhiễm khí trong nhà mỗi năm, Liên minh đang làm việc chặt chẽ với các đối tác để lập các chiến lược hiệu quả nhằm tăng cường phổ biến nhiên liệu đốt sạch hơn và bếp hiệu quả hơn cho nấu ăn gia đình. Liên minh tiếp tục làm việc với các đối tác để có bằng chứng chứng minh việc chuyển đổi từ các công nghệ và nhiên liệu không hiệu quả và gây ô nhiễm sang các công nghệ và nhiên liệu sạch hơn sẽ làm giảm bệnh hô hấp và các ảnh hưởng sức khỏe khác.

Các kết quả ban đầu từ các nghiên cứu cuộc sống trẻ em do Liên minh hỗ trợ tại Ghana, Nigeria, và Nepal được công bố tại hội nghị chuyên đề đặc biệt ở Seattle trong phiên họp thường niên của Các hội quốc tế cho dịch tễ học môi trường (ISEE), hội thảo kỹ thuật cấp cao cho các chuyên gia y tế môi trường. Các kết quả cho thấy những mức giảm đáng kể trông thấy cùng với sự lựa chọn bếp và nhiên liệu sạch hơn. Hơn thế, các nhà nghiên cứu đã báo cáo những tỉ lệ phù hợp nghiên cứu cao, và bằng chứng chắc chắn rằng những người tham gia nghiên cứu đã tích cực sử dụng bếp nghiên cứu. Cũng có các thảo luận về sự liên kết những kết quả này tới việc đạt các chỉ tiêu hướng dẫn chất lượng khí trong nhà về đốt nhiên liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với nhấn mạnh đặc biệt đến dự báo tác động của hiện tượng “xếp xó các bếp nghiên cứu”, hay sự tiếp tục sử dụng trở lại các bếp truyền thống, đến khả năng đáp ứng các hướng dẫn về chất lượng không khí.

Những kết quả nghiên cứu này sẽ có những mối liên kết xa hơn để Liên minh tập trung vào những nước như Ghana, Kenya, Trung Quốc, và Ấn Độ, những nơi các nhà làm chính sách và chuyên gia y tế được đặt ở vị trí thuận lợi để tăng cường nhận thức về các mối liên kết giữa ô nhiễm không khí trong nhà, chuyển đổi nhiên liệu, và sức khỏe. Ví dụ, với cam kết của Ghana về tăng cường lựa chọn bếp sạch, và với 50% dân số tiếp cận được nhiên liệu sạch vào năm 2020, nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến chính sách cho Ghana và cộng đồng y tế cộng đồng toàn cầu rộng rãi hơn.

 (Bài viết trích từ website của Liên minh Bếp sạch Toàn cầu)