VẤN ĐỀ
Việc đốt nhiên liệu rắn bằng bếp thô sơ và bếp truyền thống để nấu ăn là một trong những vấn đề y tế và khí hậu gây sức ép nhất thế giới, trực tiếp ảnh hưởng nửa dân số thế giới và dẫn đến hơn bốn triệu ca tử vong vị thành niên mỗi năm. Nấu ăn không hiệu quả cũng là nguyên nhân gốc của nghèo đói, sức khỏe kém, bất bình đẳng giới, suy thoái môi trường, ô nhiễm không khí, và biến đổi khí hậu. Việc đốt không hiệu quả nhiên liệu sinh khối kéo theo các lượng thải ảnh hưởng đến sức khỏe và khí hậu, gồm cả các chất gây ô nhiễm không khí tồn tại trong thời gian ngắn (SLCP). Lượng SLCP đáng kể nhất thải từ bếp ăn sử dụng nhiên liệu rắn là muội than đen (BC), một thành phần lượng thải vật chất dạng hạt. Do thời gian tồn tại trong khí quyền của muội than đen chỉ là vài ngày, việc giảm các lượng thải BC có thể mang lại hiệu ứng khí hậu nhanh hơn so với các lượng giảm CO2 và các khí nhà kính tồn tại lâu khác. Ngoài ra, hoạt động thu hoạch gỗ không bền vững cũng góp phần hủy hoại rừng, làm giảm lượng các bon do các khu rừng hấp thụ. Những lượng thải dạng hạt từ nấu ăn bằng nhiên liệu rắn cũng là một nguồn chủ yếu gây ô nhiễm không khí. Cộng đồng toàn cầu không thể đạt các mục tiêu xóa nghèo và ứng phó biến đổi khí hậu nếu không xử lý cách hàng triệu người đang nấu ăn.
GIẢI PHÁP
Bếp sạch đem lại những tác động hữu hình cả về mức độ vĩ mô và hộ gia đình giúp tăng năng lực cá nhân, phụ nữ nói riêng và cải thiện cuộc sống và môi trường sống con người nói chung. Nhờ việc làm của hơn 1.500 đối tác Liên minh bếp sạch toàn cầu, gần 50 triệu hộ gia đình tiếp cận được bếp và nhiên liệu sạch và/hoặc hiệu quả trong 5 năm qua, với hơn 100 triệu bếp hướng tới năm 2020.
CÁC LỢI ÍCH CHUNG CỦA NẤU ĂN SẠCH
Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường tác động không cân đối với các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương, vốn đang sống trên ranh giới của những thách thức toàn cầu này. Các giải pháp bếp sạch đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất của người nghèo, đồng thời mang lại những lợi ích rộng lớn hơn. Việc tăng cường nấu ăn sạch có thể giải quyết biến đổi khí hậu đồng thời giúp cải thiện đáng kể y tế toàn cầu cũng như tăng cường năng lực phụ nữ và các nền kinh tế địa phương. Những lợi ích chung từ các giải pháp bếp sạch đang bắt đầu thu hút sự quan tâm đa lĩnh vực như kỳ vọng từ trước.
ỨNG PHÓ THÁCH THỨC TOÀN CẦU
Gần 3 tỉ người dựa vào bếp thô sơ và đơn giản đốt các nhiên liệu rắn như gỗ, phân động vật, than củi, và than để nấu ăn.
4.3 triệu người chết trẻ mỗi năm từ những bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà do việc nấu ăn sử dụng nhiên liệu rắn.
25% lượng thải muội than đen từ việc đốt nhiên liệu rắn cho các nhu cầu năng lượng gia đình.
34% nhiên liệu gỗ được thu hoạch là không bền vững và góp phần vào suy thoái rừng, hủy hoại rừng, và biến đổi khí hậu.
123 tỉ USD chi phí hàng năm đổ vào y tế, môi trường và các nền kinh tế đang phát triển do việc sử dụng nhiên liệu rắn trong nấu ăn.
(Nguồn: Liên minh Bếp sạch Toàn cầu)