Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là thử thách kịch tính với nhân loại. Theo báo cáo 2004 của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, các mức gia tăng nhiệt toàn cầu rất có thể làm tăng tần suất và mật độ sóng nóng, hạn hán và mưa lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến nông nghiệp, rừng, các nguồn nước, sức khỏe con người và các hình thái sống. Những điều này sẽ ảnh hưởng nhiều người khắp thế giới, và tác động tỉ lệ nghịch với người nghèo tại các nước đang phát triển.
Nấu ăn không hiệu quả góp phần vào biến đổi khí hậu
Gần ba tỉ người khắp thế giới đốt than hoặc sinh khối rắn (gồm gỗ, than củi, phụ phẩm nông nghiệp, và phân động vật) bằng bếp thô sơ hoặc bếp không hiệu quả để nấu ăn và sưởi ấm hàng ngày. Ngoài gánh nặng sức khỏe do hít phải khói, việc đốt các nhiên liệu rắn thải ra những thành phần quan trọng gây biến đổi khí hậu: điôxít cácbon, mê tan và các khí sản sinh ozon khác như cácbon mônôxít, cũng như những vật chất dạng hạt tồn tại ngắn nhưng hấp thụ ánh sáng mặt trời rất nhanh và cácbon nâu. Việc thu hoạch gỗ không bền vững cũng góp phần hủy hoại rừng, giảm lượng các bon được các khu rừng hấp thụ.
Việc đốt nhiên liệu rắn trong dân cư chiếm 25% lượng thải muội than đen, khoảng 84% trong đó đến từ các hộ gia đình tại các nước phát triển. Ví dụ tại Nam Á, hơn một nửa muội than đen thải từ bếp ăn, muội than đen làm gián đoạn gió mùa và tăng tan chảy các lớp băng của dãy Himalaya – Tây Tạng. Kết quả là, lượng nước sẵn có và an ninh lương thực bị đe dọa với hàng triệu người. Những vấn đề này đi cùng với hủy hoại mùa màng do ozon được tạo một phần từ các lượng thải bếp ăn và các lớp mù bề mặt, khi muội than đen ngăn cản ánh nắng mặt trời.
Nấu ăn có thể giúp ứng phó biến đổi khí hậu
Nhiều loại bếp hiệu quả hơn ngày nay cho thấy có thể giảm sử dụng nhiên liệu tới 30-60%, giúp giảm lượng thải khí nhà kính và ảnh hưởng đến rừng, cộng đồng dân cư, và đa dạng sinh học. Bằng chứng gần đây cũng khẳng định các bếp ăn và nhiên liệu cải tiến (hiệu quả và ít lượng thải) có thể giảm lượng thải muội than đen 50-90%. Do vòng đời trong khí quyển của muội than đen chỉ là vài ngày, việc giảm muội than đen sẽ mang lại thay đổi khí hậu nhanh hơn việc giảm cácbon điôxít và các loại khí nhà kính tồn tại lâu khác.
Các nghiên cứu cho thấy việc kiểm soát chất thải khí hậu tồn tại ngắn và khí nhà kính tồn tại lâu có thể tăng cơ hội hạn chế tăng nhiệt toàn cầu xuống dưới 2oC, một mục tiêu toàn cầu dài hạn để tránh các ảnh hưởng nguy hại của biến đổi khí hậu. Trong một loạt báo cáo gần đây, Chương trình môi trường Liên hiệp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giới thiệu các bếp sinh khối đốt sạch và việc thay thế bếp truyển thống bằng bếp sinh khối đốt sạch sử dụng nhiên liệu hiện đại để giảm biến đổi khí hậu và cải thiện chất lượng không khí.
Theo một báo cáo 2013 của Viện môi trường Stockholm, lượng giảm thải tiềm năng khí nhà kính toàn cầu (GHG) từ các dự án bếp cải tiến được dự đoán là 1 tỉ tấn cácbon điôxít (CO2) mỗi năm.