slider-bep-ga-sinh-hoc-v2 slider-bep-ga-sinh-hoc-v2

THÔNG TIN NÓNG

CÁC CƠ QUAN LIÊN HIỆP QUỐC PHÁT HÀNH CÔNG CỤ MỚI GIÚP NHỮNG NGƯỜI MẤT NƠI Ở QUẢN LÝ CÁC NHU CẦU NHIÊN LIỆU

Ngày 25 Tháng 8, 2016
 Ngày 26/8/2016 – Tin tức ngành

http://cleancookstoves.org/images/data/IMAGE/photo/000/000/585-1.JPG

Khu Bảo vệ thường dân (PoC) gần Bentiu, Nam Suđăng, là nhà của hàng ngàn người mất chỗ ở (IDPs) đang tìm kiếm nơi che chở khỏi xung đột quân sự trong khu vực. Ảnh của Liên hiệp quốc/ JC McIlwaine

 

Bài viết này được phát hành nguyên bản từ website của Trung tâm tin tức Liên hiệp quốc.

Ngày 22/7/2016 – Hai cơ quan của Liên hiệp quốc đã phát hành một sổ tay kỹ thuật mới để hỗ trợ các công nhân nhân đạo xử lý các vấn đề nhiều mặt liên quan đến nhiên liệu nấu ăn cho những người tị nạn và những người bị mất nhà cửa.

Sổ tay, Đánh giá cung và cầu nhiên liệu gỗ tại các khu vực người dân mất chỗ ở, cùng được lập bởi Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) và Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR), và được phát hành ngày hôm qua, cung cấp các công cụ và phương pháp luận có thể được dùng để giải quyết các vấn đề như tiếp cận nhiên liệu, thiệt hại môi trường và các xung đột với các cộng đồng địa phương.

Tổ chức FAO đã nêu rõ trong một ấn phẩm tin tức rằng: “Con số ngày càng tăng những người tị nạn và những người mất chỗ ở thường đặt áp lực lên các cánh rừng do nhu cầu nhiên liệu sinh khối ngày càng tăng. Vì không được quản lý, sự gia tăng sự cạnh tranh để có các nguồn tài nguyên có thể dẫn đến các xung đột với người dân địa phương.

Theo UNHCR, đến cuối năm 2016, hơn 65 triệu người khắp thế giới bị mất chỗ ở và nhiều người trong số họ đang sống trong các trại tị nạn và các khu định cư tự phát. Nhiên liệu nấu ăn do vậy đã trở thành một trong những nguồn tài nguyên cấp thiết nhất vì cả những người mất chỗ ở và các cộng đồng sở tại đều phụ thuộc vào nhiên liệu nấu ăn để đảm bảo an ninh lương thực và các nhu cầu dinh dưỡng.

Sự thiếu hụt nguồn lực này thể hiện qua nhiều vấn đề: những người mất chỗ ở phải dùng đồng lương hàng ngày hoặc bán hạ giá các khẩu phần ăn của họ để mua nhiên liệu; các bữa thiếu ăn hoặc bỏ ăn; và bệnh hô hấp do sử dụng bếp thô sơ hoặc kỹ thuật nấu không hiệu quả. Đặc biệt là phụ nữ tị nạn phải đối mặt với rủi ro bạo lực và nỗi sợ hãi cho an toàn của họ khi đi kiếm nhiên liệu gỗ.

Ngoài ra, sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên rừng để lấy nhiên liệu có thể dẫn đến suy thoái rừng và hủy hoại rừng ở các khu vực xung quanh các trại, làm phức tạp thêm vấn đề.

Sổ tay chứa đựng một phương pháp luận mà các công nhân nhân đạo và các quản lý trại có thể dùng để giải quyết các vấn đề đó. Các cơ quan phát hành bổ sung thêm rằng cách tiếp cận này sẽ giúp giảm thiểu tác động của những người mất chỗ ở lên các nguồn tài nguyên rừng.

Sổ tay phác thảo từng bước quy trình bao gồm đánh giá các nhu cầu năng lượng, phân tích các nguồn nhiên liệu gỗ địa phương, và sử dụng hệ thống thông tin địa lý và số liệu cảm nhận từ xa để lập bản đồ phân bố và diễn biến theo thời gian của các nguồn tài nguyên sinh khối gỗ.

Phương pháp luận trên dựa vào các dữ liệu thu thập tại hiện hiện trường và các hình ảnh vệ tinh phân giải cao cũng như các dữ liệu kỹ thuật và kinh tế xã hội liên quan, cho phép đánh giá chiều sâu các động lực cung cầu nhiên liệu gỗ.

Một trong những nơi mà phương pháp luận đã được kiểm nghiệm thực tế là trại Shimelba ở Êtiôpia. Thành lập vào năm 2014, trại hiện là nơi ở của 6.000 người được tiếp cận rất hạn chế với các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Do sự khan hiếm nhiên liệu gỗ, những người cư trú tại đây đã phải đi bộ qua những quãng đường dài, đôi khi dài đến 9 giờ đồng hồ, để thu gom nhiên liệu gỗ. Các báo cáo cho thấy người dân địa phương cảm thấy không thoải mái, và đặc biệt là những phụ nữ tị nạn thể hiện mối lo ngại cho an toàn của họ trong khi đi thu gom củi.

Theo các tác giả của cuốn sổ tay, các thông tin được thu thập qua việc áp dụng phương pháp luận đã cho phép các quản lý trại và những người hành động tại hiện trường khác ra được các quyết định được thông báo là tốt hơn.

Các dữ liệu được thu thập có thể được dùng để theo dõi mức tiêu thụ nhiên liệu và đánh giá các xu hướng, hỗ trợ các quyết định tăng cường các hoạt động trồng rừng và trồng lại rừng hoặc giới thiệu các thay đổi về cách tìm nguồn và sử dụng nhiên liệu – ví dụ như việc giới thiệu nhiên liệu thay thế và các công nghệ nấu ăn hiệu quả hơn.

Sổ tay cũng ghi chú rằng nhiên liệu gỗ có thể được cung cấp thông qua nhiều loại cây và hệ thống rừng, như các đồn điền rừng hỗn hợp, hoặc qua các hệ thống năng lượng thức ăn tích hợp sản xuất ra cả thức ăn và năng lượng, như các hệ thống nông lâm hoặc đa vụ mùa.

 (Bài viết trích từ website của Liên minh Bếp sạch Toàn cầu)

 

UN AGENCIES LAUNCH NEW TOOL TO HELP DISPLACED POPULATIONS MANAGE FUEL NEEDS

August 26, 2016 Sector News

http://cleancookstoves.org/images/data/IMAGE/photo/000/000/585-1.JPG

The Protection of Civilians (PoC) site near Bentiu, South Sudan, houses thousands of displaced persons (IDPs) seeking shelter from armed conflict in the area. (file) UN Photo/JC McIlwaine

 

The piece was originally published on the UN News Centre website.

22 July 2016 – Two United Nations agencies have issued a new technical handbook to assist humanitarian workers to address multifaceted problems related to cooking fuel for refugees and displaced people.

The handbook, Assessing woodfuel supply and demand in displacement settings, prepared jointly by the UN Food and Agricultural Organization (FAO) and the Office of the UN High Commissioner for Refugees (UNHCR), and launched yesterday, offers new tools and methodologies that can be used to tackle issues such as access to fuel, environmental damage and conflicts with local communities.

“Growing numbers of refugees and displaced people often puts pressure on forests due to rising demand for biomass fuel,” said FAO in a news release. “Left unmanaged, this increased competition for natural resources can lead to conflicts with local populations,” the agency added.

According to UNHCR, at the end of 2015, over 65 million people worldwide were displaced and many were living in refugee camps or improvised settlements. Cooking fuel therefore has become one of the most critical resources as both the displaced and the communities that host them depend on it for their food security and nutritional needs.

Lack of this resource manifests in different kinds of problems: people spending their wages or selling off food rations to buy fuel; undercooking or skipping meals; and respiratory illness due use of open flames or inefficient cooking techniques. Refugee women, in particular, face a risk of violence and fear for their safety when collecting fuelwood.

Additionally, overexploitation of forest resources for fuel purposes can lead to forest degradation or deforestation in areas surrounding the camps, further compounding the problem.

The handbook contains a methodology that humanitarian workers and camp managers can use to tackle such issues. The agency added that the approach will help mitigate the impact of displaced people on forest resources.

It outlines a step by step process that includes assessment of energy needs, analysis of local fuelwood sources, and use of geographic information system and remote sensing data to map the distribution and changes over time of woody biomass resources.

The methodology relies on field inventory data and high-resolution satellite images as well as relevant technical and socio-economic data, permitting an in-depth assessment of woodfuel supply and demand dynamics.

One of the places this methodology was field-tested was the Shimelba camp in Ethiopia. Established in 2004, the camp now hosts 6,000 people with very limited access to natural resources.

Due to the scarce availability of fuelwood, residents had to walk long distances, sometimes up to nine hours, to gather fuelwood. The local population was reportedly unhappy, and refugee women, in particular, expressed concern for their safety during wood collection.

According to the authors of the handbook, the information collected through the application of the methodology enabled camp managers and other field-based actors to take better informed decisions.

The collected data can be used to monitor fuel consumption and evaluate trends, support decisions to boost afforestation and reforestation activities or to introduce changes to how fuel is sourced or used – for example with the introduction of alternative fuel and more efficient cooking technologies.

The handbook also notes that fuelwood can be supplied through a variety of tree and forest systems, such as mixed forest plantations, or through integrated food energy systems that produce both food and energy, such as agro-forestry or multiple cropping systems. 

(Source: from website of the Global Alliance of Clean Cookstoves)