01/11/2016 – Tin tức Ngành

Một báo cáo mới được công bố tuần này từ Qũy nhi đồng Liên hiệp quốc – UNICEF nhấn mạnh nguy cơ gia tăng ô nhiễm không khí đối với sức khỏe trẻ em. Báo cáo cho thấy ô nhiễm không khí phải chịu trách nhiệm đối với 600.000 trẻ em bị chết hàng năm, với hơn 500.000 trẻ em chết do ô nhiễm không khí gia đình (hoặc trong nhà), một hỗn hợp các chất độc hại thường được thải ra từ việc sử dụng các nhiên liệu như than và củi để nấu ăn.
Để xử lý khủng hoảng y tế công này, UNICEF khuyến nghị các nhà lãnh đạo thế giới tiến hành các bước đi khẩn cấp để bảo vệ trẻ em khỏi ô nhiễm không khí, bao gồm việc giảm thiểu rủi ro tiếp xúc nguy hại cho trẻ em bằng cách tăng cường sử dụng bếp sạch hơn vốn có thể cải thiện đáng kể chất lượng không khí cả trong nhà và ngoài trời.
Liên minh rất vui mừng vì UNICEF đã chú ý tới vấn đề khẩn thiết này và đã nhấn mạnh đặc biệt đến nấu ăn sạch như là một cách hiệu quả để giảm ô nhiễm không khí. Có những nghiên cứu khác hỗ trợ cho các phát hiện của UNICEF, cho thấy ô nhiễm không khí trong nhà là một yếu tố chủ yếu góp phần vào ô nhiễm không khí môi trường tại các nước đang phát triển – ví dụ chiếm đến 1/3 tại Ấn Độ và Trung Quốc. Các tác động đến sức khỏe trẻ em liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời không thể được xử lý thích đáng nếu không xem xét đến các giải pháp nấu ăn sạch.
Rủi ro tiếp xúc với ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến cả cân nặng khi sinh và sinh non, bên cạnh các hậu quả sinh không lành mạnh khác, khiến trẻ em phải chịu các bệnh bẩm sinh về chức năng phổi và các bệnh hô hấp phát triển sau này trong đời. Trong những năm gần đây, UNICEF đã có những bước xâm nhập lớn vào dòng chảy nấu ăn sạch như một chiến lược bảo vệ trẻ em trước bệnh viêm phổi, đặc biệt với Nhóm công tác về bệnh viêm phổi và tiêu chảy toàn cầu của quỹ, đưa nấu ăn sạch vào khuôn khổ hoạt động của Liên minh đếm từng nhịp thở - Every Breath Counts Coalition – như một chiến lược bảo vệ trẻ em chính của họ, và tại Ấn Độ, các bên đang xem xét cách đưa vấn đề nấu ăn sạch vào Chiến lược tích hợp phòng chống viêm phổi và tiêu chảy của Ấn Độ.
Chúng tôi khuyến nghị UNICEF tiếp tục hành động về ô nhiễm không khí trong nhà và tích cực hơn trong việc đưa nấu ăn sạch trở thành một chiến lược cải thiện các kết quả sinh. Tiếp nối khuyến nghị tăng các nỗ lực giám sát của báo cáo, Liên minh cũng khuyến nghị UNICEF giúp giám sát tốt hơn các xu hướng năng lượng gia đình (ví dụ như tại MICS) để theo dõi diễn biến phòng chống tử vong ở trẻ do ô nhiễm không khí trong nhà.
Hãy cùng nhau làm việc để giảm ô nhiễm khí trong nhà bằng cách tăng sử dụng bếp và nhiên liệu sạch, chúng ta sẽ có thể giúp việc nấu ăn không còn lấy đi mạng sống của người nào nữa.
(Bài viết trích từ website của Liên minh Bếp sạch Toàn cầu)
300 MILLION CHILDREN BREATHING TOXIC AIR; CLEAN COOKING CAN HELP
November 01, 2016 Sector News

A new report released this week from UNICEF highlights the growing threat of air pollution to children’s health. The report found that air pollution is responsible for 600,000 child deaths annually, with over 500,000 of these deaths linked to household (or indoor) air pollution, a toxic brew of harmful emissions commonly caused by use of fuels like coal and wood for cooking. The report also showed that one in seven of the world’s children (300 million) live in areas with the most toxic levels of outdoor air pollution – six or more times higher than international guidelines.
To address this public health crisis, UNICEF recommends world leaders take urgent steps to protect children from air pollution, including minimizing children’s exposure by increasing the use of cleaner cookstoves, which can significantly improve air quality both indoors and out.
The Alliance is pleased UNICEF has brought attention to this urgent issue and has placed particular emphasis on clean cooking as an effective way to reduce air pollution. Other recent studies support UNICEF’s findings, showing that household air pollution is a major contributor to ambient air pollution in developing countries – up to one third in India and China, for example. The impacts on children’s health associated with outdoor air pollution cannot be adequately addressed without taking clean cooking solutions into account.
Exposure to air pollution impacts both birth weight and preterm birth, in addition to other birth outcomes, which predispose children to compromised lung function and developing respiratory diseases later in life. In recent years, UNICEF has made great inroads into ‘mainstreaming’ clean cooking as a preventive strategy for child pneumonia, particularly with its Global Diarrhea Pneumonia Working Group, integration of clean cooking as a major preventive strategy within the Every Breath Counts Coalition, and in India, where work is underway to consider how to integrate clean cooking into India’s Integrated Strategy for Prevention of Pneumonia and Diarrhea.
We encourage UNICEF to continue its work on household air pollution and to more actively include clean cooking as a strategy for improving birth outcomes. Following the report’s recommendation to increase monitoring efforts, the Alliance also encourages UNICEF to help better monitor household energy trends (e.g. in MICS) to better track progress in preventing child deaths from household air pollution.
Working together to reduce air pollution by increasing the use of clean cookstoves and fuels, we can help ensure cooking no longer kills.
(Source: from website of the Global Alliance of Clean Cookstoves)