20/12/2016 Tin tức Liên minh

Trong giai đoạn hai của chiến lược 10 năm, Liên minh đã tăng cường thúc đẩy nấu ăn sạch trong các chương trình nghị sự về sức khỏe cộng đồng và môi trường, bảo đảm các lợi ích chung của bếp và nhiên liệu sạch và hiệu quả hơn.
Cuối tháng 11, Liên minh đã cùng các đối tác địa phương và toàn cầu tại Ghana khởi động lập kế hoạch cho các nỗ lực thuộc “Dự án y tế đô thị và giảm các chất ô nhiễm khí hậu có vòng đời ngắn” mới. Trong một phần dự án, tập trung vào ô nhiễm không khí do giao thông, chất thải, năng lượng hộ gia đình, và phát triển đô thị gây ra tại Accra, Liên minh đã thể hiện những công tác liên tục được thực hiện để mang các giải pháp nấu ăn sạch đến Ghana và tuyên truyền về ô nhiễm không khí gia đình vốn là ưu tiên hàng đầu của dự án.
Để tác động tới các quyết định chính sách của các bộ liên quan tại Ghana, Liên minh đang làm việc với các chuyên gia và đối tác hàng đầu, bao gồm Tập đoàn Berkeley Air Monitoring Group, UrbanEmission, và Tiến sĩ Ajay Pillarisetti để đo lường gánh nặng bệnh tật do ô nhiễm không khí gia đình tại Accra, sự góp phần của tiêu thụ năng lượng hộ gia đình vào ô nhiễm không khí môi trường, và những mức giảm tiếp xúc và gánh nặng bệnh tật tiềm năng từ một loạt hành động can thiệp năng lượng hộ gia đình. Liên minh cũng sẽ chủ trì một chương trình đào tạo về giám sát tiếp xúc kỹ thuật và ô nhiễm khí trong nhà cho Ghana EPA và các bên liên quan chủ chốt khác.
Vào tháng 12, Liên minh đã tham gia một hội thảo tư vấn chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để phát triển Bộ công cụ giải pháp năng lượng hộ gia đình sạch (CHEST) tại Kathmandu. CHEST được thiết kế trở thành một bộ công cụ toàn diện để đánh giá và xử lý tình trạng tiêu thụ năng lượng hộ gia đình ở mức độ quốc gia. Tại hội thảo tư vấn, Liên minh đã trình bày các công cụ ưu tiên thân thiện với người dùng, đánh giá ảnh hưởng, và đánh giá tình trạng và khả năng áp dụng của các công cụ này vào các hoạt động của WHO. Chuyến đi đã tạo cơ hội quan sát động lực và cam kết địa phương để tăng cường một loạt rộng các giải pháp nấu ăn sạch tại Nepal, gồm khí gas sinh học, điện, và LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng). Các đại diện từ các Bộ Y tế và Năng lượng, 11 nước nam và đông nam châu Á, cũng như các bên liên quan địa phương và các đối tác thực hiện chủ chốt, bao gồm , ICIMOD, Practical Action, Chương trình LEADERs, Ngân hàng Thế giới, và các bên khác cũng tham gia hội thảo này.
Liên minh cũng đồng chủ trì một chương trình “Nhịp cầu phối hợp” mới được khai trương về công cụ đánh giá và đo lương ô nhiễm không khí. Được các tổ chức Nature Conservancy, PATH, Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế, và Đại học Duke tổ chức, mục đích của chương trình phối hợp là cải thiện sức khỏe, sinh kế, và khả năng phục hồi của con người và môi trường thiên nhiên. Chương trình kéo dài 7-10 năm được thiết kế với 5 chủ đề chính: ô nhiễm không khí, vệ sinh và an ninh nước, thực phẩm bền vững, dinh dưỡng, và biến đổi khí hậu.
(Bài viết trích từ website của Liên minh Bếp sạch Toàn cầu)
ALLIANCE PROMOTES CLIMATE AND HEALTH CO-BENEFITS OF COOKSTOVES
December 20, 2016 Alliance News

As part of the second phase of its 10-year strategy, the Alliance has increased efforts to promote clean cooking within broader environmental and public health agendas, helping to ensure co-benefits of cleaner, more efficient cookstoves and fuels.
In late November, the Alliance joined local and global partners in Ghana to kick-start planning efforts around the new “Urban Health and Short-Lived-Climate-Pollutants Reduction Project.” As part of the project, which will focus on air pollution caused by transport, waste, household energy, and urban development in Accra, the Alliance showcased ongoing work to bring clean cooking solutions to scale in Ghana and advocated for household air pollution to be considered a top priority of the project.
To influence policy decisions of relevant ministries in Ghana, the Alliance is working with leading experts and partners, including Berkeley Air Monitoring Group, UrbanEmissions, and Dr. Ajay Pillarisetti to measure the burden of disease from household air pollution in Accra, the contribution of household energy consumption to ambient air pollution, and the potential reductions in exposure and resulting burden of disease due to a range of household energy interventions. The Alliance will also host a training on technical exposure and household air pollution monitoring for the Ghana EPA and other key stakeholders.
In December, the Alliance participated in a World Health Organization (WHO) Expert Consultation for the development of the Clean Household Energy Solutions Toolkit (CHEST) in Kathmandu. CHEST is designed to be a comprehensive toolkit for assessing and addressing the state of household energy consumption on a national level. At the consultation the Alliance showcased its user-friendly prioritization, impact assessment, and evaluation tools and their applicability to WHO’s efforts. The trip provided the opportunity to observe momentum and local commitment to scaling up a wide range of clean cooking solutions in Nepal, including biogas, electricity, and LPG. Representatives from the Ministries of Health and Energy, 11 south and southeast Asian countries, as well as key local stakeholders and implementing partners, including AEPC, ICIMOD, Practical Action, LEADERs Program, the World Bank, and others were also in attendance.
The Alliance is also co-leading the air pollution component of a newly launched ‘Bridge Collaborative’. Organized by the Nature Conservancy, PATH, International Food Policy Research Institute, and Duke University, the objective of the collaborative is to improve the health, well-being, and resilience of people and nature. The 7-10 year program is designed around five major themes: air pollution, sanitation and water security, sustainable food, nutrition, and climate change.
(Source: from website of the Global Alliance of Clean Cookstoves)