08/12/2016 – Tin tức Liên minh

03 Diễn đàn nấu ăn sạch thường niên đã diễn ra vào tháng 12 tại Ấn Độ, Nigeria, và Châu Mỹ La tinh với sự đa dạng nhưng đôi lúc là các cơ hội và thách thức giống nhau mà ngành đã phải đối mặt khắp thế giới. Hàng trăm người tham dự đã nghe các thuyết trình và thảo luận về tiến triển của một loạt các chủ đề từ các sáng tạo công nghệ đến chính sách chính phủ đến thay đổi hành vi, và những chủ đề khác. Một số ít chủ đề được tóm tắt dưới đây:
ẤN ĐỘ
Các mục tiêu nấu ăn sạch của Ấn Độ có tính tham vọng, nhưng đó là những gì chúng ta đang cần.
Các bên tham gia Diễn đàn năm nay đã lập mục tiêu thay thế các bếp chullah truyền thống bằng các bếp cải tiến vào năm 2020. Mục tiêu có lẽ là có tính tham vọng, nhưng đó là các mục tiêu tham vọng như các kế hoạch tham vọng của Thủ tướng Modi nhằm kết nối 50 triệu gia đình Ấn Độ với khí gas nấu ăn trong 3 năm tới sẽ dẫn đến bước tiến thực sự.
Xây dựng nhận thức với hỗ trợ của chính phủ là then chốt.
Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và các phương thức sử dụng liên quan sẽ tiếp tục phát triển đến 240 triệu hộ gia đình Ấn Độ, nhưng với 2/3 dân số vẫn phụ thuộc vào các nhiên liệu rắn để nấu ăn hàng ngày, việc sử dụng sinh khối tiếp tục là một phần quan trọng trong ngành nấu ăn. Để đạt được các mục tiêu lựa chọn nhiên liệu tại các khu vực nông thôn và thu nhập thấp, việc xây dựng nhận thức và thay đổi hành vi với sự hỗ trợ của Chính phủ là cần thiết.
Một chuỗi cung ứng mạnh là yếu tố trung tâm để đạt thành công.
Xây dựng một chuỗi cung ứng mạnh để giúp bếp cải tiến sẵn có “trong tầm với của mong muốn” là nhu cầu từng giờ. Những nỗ lực lớn đã được thực hiện với các khoản đầu tư vào các kênh và hạ tầng phân phối – nhưng vẫn cần đầu tư hơn nữa.
CHÂU MỸ LA TINH
Tiếp cận trên cơ sở thị trường
Các bên tham gia nhất trí rằng một cách tiếp cận dựa trên thị trường để tạo ra tiếp cận toàn cầu với các công nghệ nấu ăn sạch là cách duy nhất có thể có để có được sự lựa chọn trên quy mô lớn. Với một cách tiếp cận dựa trên thị trường, sẽ cần ít vốn đầu tư hơn để theo dõi diễn biến lựa chọn bếp sạch.
Làm việc với các chính phủ
Điều tối quan trọng là chính phủ làm việc phối hợp với lĩnh vực tư nhân, các tổ chức phi lợi nhuận, và giới hàn lâm để tạo ra các tác động lâu dài trong khu vực. Các chính phủ là yếu tố then chốt để tạo ra chính sách giúp tăng cường tiếp cận với các công nghệ và tạo một môi trường thuận lợi cho việc phân phối và lựa chọn bếp và nhiên liệu sạch.
Kiểm tra, đánh giá và theo dõi bếp
Các tiêu chuẩn cần được phê chuẩn tại tất cả các quốc gia trong khu vực để đảm bảo các công nghệ hiệu quả được ưu tiên. Kiểm tra, đánh giá bếp cũng có thể hỗ trợ việc sáng tạo và cải tiến các công nghệ hiện có. Cần nghiên cứu nhiều hơn để xác định liệu các bếp có ống khói có hiệu quả trong việc giảm HAP như LPG hay không.
CHÂU PHI
Người dân Nigeria đã bầu cho một chính phủ mới hứa hẹn thay đổi
Tiếp cận với các dịch vụ và an ninh năng lượng hiện đại tăng lên là các yếu tố trung tâm trong chương trình nghị sự cải cách của chính quyền Tổng thống Mohammadu Buhari vì những người triệu tập chính phủ tin rằng năng lượng nấu ăn sạch cho tất cả không những khả thi mà còn là quyền của mọi người dân Nigeria. Với sự phát triển thị trường cho các nhiên liệu sinh học lỏng mới và có thể tái tạo tạo ra động lực, đã đến lúc mang đến sự thay đổi cho các căn bếp tại Nigeria.
Thách thức của cung, cầu, và các quy định thiết lập chính sách cần giải pháp cấp bách
Bộ Dầu mỏ muốn Diễn đàn cùng suy nghĩ, thảo luận và tìm ra các giải pháp cho các rào cản lớn tồn tại trong việc cung cấp LPG rộng khắp trong khu vực. Đại diện của Bộ đã kết thúc phát biểu bằng cách thể hiện rằng họ sẵn sàng là đối tác và hợp tác với các cơ quan chính phủ liên bang, các tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức quốc tế để việc sử dụng nhiên liệu gỗ chỉ là một điều thuộc về quá khứ ở Nigeria.
Tạo điều kiện cho lựa chọn các bếp và nhiên liệu sạch trong nước
Các quan chức chính phủ cấp cao đã thừa nhận sự cần thiết phải cùng làm việc thông qua các liên danh trong và ngoài nước để tạo điều kiện cho dòng các nguồn lực và sáng tạo chảy vào ngành nhằm xử lý các rào cản chủ yếu như: khả năng chi trả, chất lượng bếp, giáo dục người tiêu dùng thông qua các chiến dịch thay đổi hành vi và nhận thức (tương tự như các chiến dịch đã thành công trước đây về HIV/Aids, sốt rét, và dịch Ebola), cung cấp các hỗ trợ tài chính cho sản xuất bếp tại địa phương, quy định chính sách và cung ứng bền vững nhiên liệu nấu ăn sạch.
(Bài viết trích từ website của Liên minh Bếp sạch Toàn cầu)
TOP 3 TAKEAWAYS FROM CLEAN COOKING FORUMS IN ASIA, AFRICA, AND LATIN AMERICA
December 08, 2016 Alliance News

Showing the diverse but sometimes similar opportunities and challenges faced in the sector around the world, three annual Clean Cooking Forums took place in December in India, Nigeria, and Latin America. Hundreds of attendees heard presentations and discussed progress on a wide range of topics from technological innovations to government policy to behavior change, among many others. Some of just a few of the key takeaways from each are below:
INDIA
India’s clean cooking goals are ambitious, but that’s what we need.
Participants at this year’s Forum set a goal of replacing all traditional chullah stoves with improved cookstoves by 2020. The goal may seem ambitious, but ambitious goals, like Prime Minister Modi’s ambitious plans to connect 50 million Indian families to cooking gas over the next three years will lead to real progress.
Awareness building with government support is key.
LPG and induction usage continues to expand among the 240 million Indian households, but with two-thirds of the population still reliant on solid fuels for daily cooking, biomass usage continues to be an important part of the cooking sector. To achieve fuels adoption objectives in rural and low-income segments of the population, awareness building and behavior change with the support of the Government is essential.
A strong supply chain is central to success.
Building a strong supply chain to make improved cookstoves available “within an arm's reach of desire” is the need of the hour. Great strides have already been made with investments in distribution channels and infrastructure – but more investment is needed.
LATIN AMERICA
Market-based approach
Participants agreed that a market-based approach to generate universal access to clean cooking technologies is the only way large scale adoption will be possible. With a market-based approach less investment will be necessary to monitor stove adoption.
Working with governments
It’s vital that the government works in coordination with the private sector, non-profits, and academia to achieve long lasting impacts in the region. Governments are key to generating policy that will increase access to technologies and create a favorable environment for the distribution and adoption of clean cookstoves and fuels.
Stove Testing and Monitoring
Standards need to be approved in all countries in the region to ensure effective technologies are prioritized. Stove testing can also support innovation and improvement in current technologies. More studies are required to establish if stoves with chimneys are equally effective in reducing HAP as LPG.
AFRICA
Nigerians voted in a new government on the promise of change
Increased access to modern energy services and security are central elements in President Mohammadu Buhari Administration's reform agenda because conveners believe that clean cooking energy for all is not only possible but a right for all Nigerians. With market expansion for new and renewable liquid biofuels gaining momentum, the time has come to bring change to the Nigerian kitchen.
The challenge of supply, demand, and regulations in terms of policy formulations needs urgent solution
The Ministry wanted the Forum to brainstorm solutions to the major barriers that exist in providing widespread, domestic LPG use. The Petroleum Ministry concluded by expressing their willingness to partner and collaborate with other federal government agencies, NGOs, and international organizations to help see that fuel wood usage is a thing of the past in Nigeria.
Enabling faster adoption of cleaner fuels and stoves in the country
High level government officials recognized the need to work together through partnerships within and outside the country to enable the free flow of resources and innovation into the sector to address key barriers such as: affordability, quality of cookstoves, consumer education through behavioral change and awareness campaigns (similar to successful past campaigns around HIV/Aids, Malaria, and Ebola), providing financial incentives toward the local production of cookstoves, policy regulation and the sustainable supply of clean cooking fuel.
(Source: from website of the Global Alliance of Clean Cookstoves)