slider-bep-ga-sinh-hoc-v2 slider-bep-ga-sinh-hoc-v2

THÔNG TIN ĐẶC BIỆT

BẾP 2V - KHOA HỌC HƠN, THỰC TẾ HƠN, NHÂN VĂN HƠN!

Ngày 22 Tháng 1, 2016
        
       
         Kể từ khi ngẫu nhiên phát hiện ra ngọn lửa làm cho thức ăn ngon hơn, sạch hơn, đảm bảo cho việc dễ tiêu hóa cũng như giảm bệnh tật, loài người đã trải qua rất nhiều giai đoạn để duy trì ngọn lửa: từ việc xác định các nguồn nhiên liệu, đến việc làm thế nào sử dụng tiết kiệm nhất (do điều kiện kinh tế và do các nguồn nhiên liệu truyền thống ngày càng cạn kiệt), đến việc phát hiện ra sự đốt cháy nhiên liệu quá nhiều đã ảnh hưởng đến môi trường, thay đổi khí hậu trái đất (khí phát thải do bếp nấu ăn chiếm ít nhất 25% lượng khí phát thải do con người gây ra), và cho đến gần đây, con người lại phát hiện thêm rằng việc sử dụng nhiên liệu không đúng cách còn có thể gây nên nhiều bệnh tật nghiêm trọng cho bản thân mình.

         Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, hàng năm có khoảng hơn 4,3 triệu người chết và hàng trăm triệu người bị các loại bệnh về tim mạch, phổi, mắt… liên quan đến khí thải do nấu ăn trong gia đình gây ra từ bếp than, củi, sinh khối (lớn hơn số nạn nhân do các bệnh HIV, sốt rét và ho gà cộng lại). Thật là một con số khủng khiếp, thậm chí lớn hơn cả số nạn nhân của những cuộc chiến tranh cục bộ hàng năm hiện nay trên thế giới! Chính vì vậy, năm 2010 Liên minh bếp sạch toàn cầu được thành lập dưới sự đỡ đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ và Liên Hiệp quốc, là sáng kiến liên quan đến hơn 300 tổ chức phi chính phủ, quỹ tài trợ, chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức phụ nữ, trường đại học, lãnh đạo các công ty và các tổ chức của Liên Hiệp quốc nhằm thiết lập 1 thị trường cung cấp bếp nấu tiện lợi và không ô nhiễm cho các nước đang phát triển, với tham vọng cung cấp 100 triệu bếp vào năm 2020. Bộ Ngoại giao Mỹ đã tài trợ cho tổ chức này hơn 50 triệu USD và đang kêu gọi tài trợ thêm 500 triệu USD cho nghiên cứu phát triển bếp sạch.

         Qua nghiên cứu đánh giá của các nhà khoa học, nhiên liệu sử dụng trong nấu ăn hiện nay chủ yếu từ 2 nguồn: nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu sinh khối. Nhiên liệu hóa thạch không  những được coi là nguồn năng lượng chính gây hiệu ứng nhà kính mà còn thải ra nhiều khí độc hại nhất, điển hình là than đá. Nhiên liệu sinh khối được coi là nguồn năng lượng tái tạo, nhưng trong thực tế sử dụng cũng góp phần tạo ra rất nhiều khí thải, khí độc hại cho sức khỏe con người do hầu hết sử dụng nhiên liệu được đốt cháy không đúng cách, không tối ưu bao gồm các yếu tố: nhiên liệu không đủ khô; kích thước nhiên liệu không hợp lý với từng loại bếp; bếp có thiết kế không khoa học nên xảy ra tình trạng cấp thừa hoặc thiếu oxi cho quá trình đốt nhiên liệu, không kiểm soát được việc thất thoát nhiệt, từ đó việc nấu ăn không chỉ phải đốt lượng nhiên liệu lớn hơn mức cần thiết mà còn tạo nên nhiều khí thải và khí độc hại hơn, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

         Chiếc bếp sạch, chiếc bếp lý tưởng phải đạt được các tiêu chí sau: Sử dụng được các dạng nhiên liệu sinh khối khác nhau; bếp có khả năng cấp đủ oxi (không thừa, không thiếu) cho quá trình đốt nhiên liệu; bếp có cấu tạo phù hợp cho việc tạo nhiệt và kiểm soát thất thoát nhiệt tốt nhất; không ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn; dễ sử dụng, điều khiển nhiệt độ nhanh chóng dễ dàng; an toàn không xảy ra cháy nổ, điện giật; tiết kiệm tối đa nhiên liệu; đun được thời gian dài đảm bảo các nhu cầu chế biến thức ăn của người nội trợ; bếp gọn, nhẹ, bền, dễ sửa chữa; giá thành rẻ mọi người đều có thể mua được. Việc nghiên cứu, chế tạo và đưa vào sử dụng những chiếc bếp sạch và tiện dụng nói trên cho hàng tỷ phụ nữ trên thế giới là thể hiện tính khoa học, tính thực tế, tính nhân văn, là trách nhiệm và cũng là quyền lợi của tất cả chúng ta trong thế kỷ 21. Bếp 2V của Công ty Thiên Thanh là 1 trong những chiếc bếp đầu tiên trên thế giới đạt được các tiêu chí trên đây.

         Để kết thúc, xin dẫn lời của bà Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống Mỹ, là một trong những người tham gia sáng lập Liên minh bếp sạch toàn cầu, đã nói:


Khi chúng ta bắt đầu giải quyết thách thức này, chúng ta tin rằng: Thứ nhất, đây là một thách thức về sức khỏe. Thứ  hai, đây là một thách thức về môi trường. Thế nhưng đây cũng có thể là một cơ hội kinh tế nếu được tiếp cận đúng cách!”.

                                                                                                                                                        (Nguyễn Mạnh Hà tổng hợp)